Read more: TẠO HỘP ẨN BÌNH LUẬN MỚI NHẤT (NEW COMMENTS) |tranluat57trnlut Under Creative Commons License: Attribution Share Alike SỨC SỐNG: THÁNG MÂN CÔI

BANER

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

THÁNG MÂN CÔI





PHÚC ÂM: Lc 1, 26-38
"Này Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một Con trai".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Trinh Nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ". Nghe lời đó, Trinh Nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này Trinh Nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận.
Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?"
Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được".
Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt trinh nữ.
Đó là lời Chúa.
ƠN GỌI CỦA ĐỨC MA-RI-A 
“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38)
Suy niệm: Đoạn Tin Mừng Lc 1,26-38 này thường được chọn cho các lễ về Đức Mẹ, như lễ Đức Mẹ Mân Côi hôm nay, bởi vì đây là bản văn nổi tiếng nhất trong các sách Phúc Âm, theo nghĩa đoạn Tin Mừng được dùng nhiều nhất trong năm Phụng vụ. Hơn nữa, các nhà chú giải còn cho thấy rằng bản văn này ăn rễ sâu trong truyền thống về các cuộc truyền tin trong Cựu Ước. Theo cha Raymond E. Brown, những cuộc truyền tin như vậy là một cách thức tiêu chuẩn trong Thánh Kinh để giới thiệu một nhân vật được Chúa kêu gọi đóng góp một vai trò quan trọng trong lịch sử ơn cứu độ. Vì thế có thể nói rằng đây chính là trình thuật về ơn gọi của Đức Maria.
Mời Bạn chiêm ngắm ơn gọi của Đức Maria để nhận ra: (1) Chúa hiện diện, hoạt động, và đi bước trước trong lời kêu gọi Đức Ma-ri-a; (2) Ma-ri-a đón nhận tiếng gọi thần linh bằng cả lý trí và cảm xúc. Lời thưa “xin Chúa cứ làm cho tôi…” không đến từ sự nhận hiểu trọn vẹn của lý trí, nhưng đúng hơn từ niềm tin đặt vào Thiên Chúa, Đấng luôn trung thành và toàn năng. 
Mỗi người chúng ta cũng có một ‘trình thuật ơn gọi’ cho mình, ơn gọi mà Thiên Chúa muốn đề nghị ta đảm nhận trong chương trình của Ngài. Sự đáp trả của Đức Maria mãi mãi là mẫu thức tuyệt vời cho sự đáp trả của mỗi người chúng ta: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”.

Sống Lời Chúa: Mỗi ngày lần hạt ít nhất một chục và suy ngắm một trong những mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi.

Cầu nguyện:Đọc kinh Kính Mừng.

5 phút suy niệm 2014
KÍNH MỪNG MA-RI-A 
“Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà, bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ” (Kinh Kính Mừng, x. Lc 1,28.42).
Suy niệm: Kinh Kính Mừng là kinh đẹp nhất chỉ sau kinh Lạy Cha, kinh do chính Đức Giê-su dạy, bởi vì kinh Kính Mừng có nguồn gốc từ chính Lời Chúa trong Phúc Âm. “Kính mừng Ma-ri-a đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà”: lời thiên thần Gáp-ri-en kính chào Mẹ khi truyền tin Mẹ sẽ thụ thai Con Thiên Chúa (x. Lc 1,28). “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giê-su con lòng bà gồm phúc lạ”: lời thánh nữ I-sa-ve, tràn đầy Thánh Thần, cùng với người con đang nhảy mừng trong lòng, đáp lại lời chào của Đức Maria (x. Lc 1,42). “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời…”: đó còn là lời của toàn thể Hội Thánh tung hô Mẹ khi tuyên xưng đặc ân Mẹ Thiên Chúa của Mẹ (Công đồng Ê-phê-xô năm 431). Chuỗi Mân Côi kết dệt bằng những lời kinh kính mừng cùng với việc suy gẫm 20 mầu nhiệm Tin Mừng gắn liền với công trình nhập thể cứu chuộc của Đức Giê-su Ki-tô, trong đó Mẹ luôn luôn góp phần cách trực tiếp. Phải chăng đó là lý do Mẹ rất yêu thích chuỗi Mân Côi? Có lần nào Mẹ hiện ra mà không cầm tràng chuỗi Mân Côi hoặc không nhắc nhở con cái Mẹ lần chuỗi Mân Côi không nhỉ?
Mời Bạn: Chuỗi Mân Côi là điều Mẹ quí trọng, tại sao bạn lại không? Bạn hãy kiểm điểm lại cách lần chuỗi Mân Côi của bạn: siêng năng, sốt sắng, cùng với việc suy gẫm các mầu nhiệm?
Sống Lời Chúa: Nếu bạn chưa có thói quen hoặc đã đánh mất thói quen tốt lành là lần chuỗi Mân Côi, thì hôm nay là dịp rất thuận tiện để bạn bắt đầu hoặc bắt đầu lại thói quen ấy.
Cầu nguyện:Đọc kinh Kính Mừng.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét