Read more: TẠO HỘP ẨN BÌNH LUẬN MỚI NHẤT (NEW COMMENTS) |tranluat57trnlut Under Creative Commons License: Attribution Share Alike SỨC SỐNG: 2015

BANER

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Giây phút suy niệm tháng 10

MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM I
 Thứ Bảy Tuần XXVII 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. 
Khi ấy, Chúa Giêsu đang giảng cho dân chúng, thì từ giữa đám dân chúng, có một phụ nữ cất tiếng nói rằng: "Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!" Nhưng Người phán rằng: "Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn".
 Suy Niệm: Ðức Giêsu giảng dạy khôn ngoan, vì thế từ đám đông có người lên tiếng ca khen Ngài và đồng thời chúc tụng cả Mẹ Ngài. Ðức Giêsu đã sửa lại ý nghĩa lời ca tụng do một nguyên nhân sâu xa hơn: đó là nghe và giữ lời Thiên Chúa. Câu trả lời của Ðức Giêsu không nhằm phủ nhận sự đáng ca khen nơi Mẹ. Nhưng đúng hơn Ðức Giêsu một lần nữa tuyên dương về sự cao trọng đích thực nơi Mẹ mình là: Con Người chỉ sống theo ý Thiên Chúa Cha. Chắc chắn Ðức Maria là người "có phúc hơn" như câu trả lời của Ðức Giêsu cho người phụ nữ kia. Vì cả cuộc đời Mẹ đã không ngừng lắng nghe, suy gẫm và thực hành Lời Chúa.
 Cầu Nguyện: Lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha vì Cha đã ban Ðức Giêsu con Cha cho chúng con, Cha cũng ban cho chúng con một người Mẹ là Ðức Maria. Ðức Giêsu và Mẹ Maria là con người như chúng con, vì thế đã cảm thông được những yếu đuối của chúng con. Chúng con thấy nơi các Ngài sự thân thương, gần gũi và là những mẫu gương chúng con có thể noi theo, bắt chước. Ðức Giêsu và Mẹ đều tha thiết thực thi Lời Cha. Xin cho chúng con biết siêng năng học hỏi và cố gắng sống Lời Cha trong cuộc sống của chúng con. Ðể chúng con thực sự là người có phúc, được Cha chúc lành cho chúng con. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu con Cha, Chúa chúng con. Amen.
 Đức Maria, một tâm hồn chiêm niệm và truyền giáo
 Khuôn mặt của Đức Maria, kết hợp hai chiều kích của kinh Mân Côi, là chiêm ngưỡng và loan truyền Tin mừng. Mẹ Maria suy niệm về những kỷ niệm của cuộc đời Con Mẹ: "Chính những ký ức này, một cách nào đó, đã làm nên kinh Mân Côi mà Mẹ không ngừng đọc, trong hết mọi ngày của cuộc đời trần thế của Mẹ". Việc chiêm ngưỡng này trở thành truyền giáo vì những mục đích ca tụng của Đức Trinh Nữ Maria ở trên trời vẫn luôn là như thế và không thay đổi: "chính những mục đích đó khiến Mẹ luôn chú ý, như người Mẹ, đối với Giáo hội đang hành hương, và Mẹ luôn tiếp tục triển khai sự kết cấu của "bài tường trình" rao giảng Tin mừng". Chính "xuất phát từ trải nghiệm của Đức Maria mà Kinh Mân Côi là một kinh hoàn toàn để chiêm niệm" (Rosarium Virginis Mariae & 12), nhưng cũng chính phát xuất từ thái độ truyền giáo của Mẹ Maria mà Kinh Mân Côi, được như vậy. Quả thật, phải cùng với Mẹ Maria để "tưởng nhớ đến Đức Kitô"(&13) nhưng chúng ta cũng học được cách khám phá ra Người. Mục tiêu không phải là để chiếm hữu một nội dung, một lời giảng dạy, cho bằng "học để hiểu biết Người", là Đức Kitô, và xin Người làm Thầy dạy trong tâm hồn chúng ta (&14).
 Trích bài của Sư Huynh Pierre Januard, o.p. Revue Rosaire

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

CHÚA HIỂN DUNG

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
 Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia cùng Môsê hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu. Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Phêrô không rõ mình nói gì, vì các ông đều hoảng sợ. Lúc đó một đám mây bao phủ các Ngài, và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Ðây là con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Bỗng nhìn chung quanh, các ông không còn thấy ai khác, chỉ còn một mình Chúa Giêsu với các ông. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu đã ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: "Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?"
 Ðó là lời Chúa.
 CHÚA HIỂN DUNG 
 Trong sự thân mật của đối thoại Ánh sáng tuyệt diệu của Đức Kitô không xuất hiện trong những tường thuật của phép lạ rất ngỡ ngàng đối với khả năng của chúng ta. Không, Đức Kitô đã biến hình (...) trong sự thân mật của đối thoại với Thiên Chúa của Người. Nơi ở của Người là trong Trái Tim Chúa Cha. Sự biến hình là một Hiển Linh: Thiên Chúa sống động tỏ mình ra trong những tia sáng của Con Chí Thánh khi Người đang cầu nguyện. Chỉ đơn giản đang cầu nguyện. Lời cầu nguyện nhân danh Đức Giêsu, lời cầu đó của chúng ta, được Đức Kitô dâng lên Chúa Cha, lại không thể đến để biến hình chúng ta sao? Và còn từ từ, hơi lộn xộn nữa, để biến hình thế giới sao? Chớ gì ánh sáng của Đức Kitô trong cuộc đời chúng ta, là những kẻ tìm yêu như Chúa yêu, tin vào Chúa, và như thế các khuôn mặt chúng ta, cái cá biệt của chúng ta, sẽ được biến hình. Trong lời cầu nguyện tĩnh lặng, cung kính bằng những nhịp điệu của chúng ta, Đấng Thiên Chúa hằng sống đến làm công việc của Người, mà chúng ta không biết. Và Người vui thú trong cách làm đó. Lời cầu nguyện không phải, để đem lại một cái gì, để phục vụ cho những dự án của chúng ta, nó chỉ đơn giản nói lên tình yêu của chúng ta cho Đức Kitô. Và chính Người, có thể thực hiện mọi sự, cho nó trở nên những điều mới mẻ, nhờ lời cầu nguyện của chúng ta. 
Trích Véronique Margron, nữ tu Đaminh

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

SỐNG LỜI CHÚA

MÙA THƯỜNG NIÊN
 NĂM I
 Thứ NămTuần XV
 Đức Mẹ Núi Carmêlô
 Phúc Âm: Mt 11, 28-30 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
 Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".
 Đó là lời Chúa.
 Suy Niệm: Đức Giêsu ở giữa con người, sống kiếp con người - Đức Giêsu cảm thông tất cả những lao đao, khốn cùng của con người. Ngài muốn chúng ta đến với Ngài để được an ủi, đỡ nâng. Hãy đến với Chúa, nguồn tình yêu. Tình yêu ban sức mạnh để ách trở nên êm ái, gánh được nhẹ nhàng.
 Cầu Nguyện: Lạy Chúa Giêsu, cuộc sống của chúng con đây biết bao những lo toan: lo về vật chất, lo đến tinh thần, lo ngày hôm nay, lo đến ngày mai, lo hết cho mình, lại lo cho người... Tất cả những vất vả đã làm chúng con mệt nhoài, chao đảo. Thế nhưng chúng con không thất vọng, không buông xuôi vì chúng con không cô đơn một mình giải quyết. Chúng con đã có Chúa đồng hành và nâng đỡ chúng con. Xin cho chúng con luôn trọn niềm tin tưởng và phó thác vào tình yêu của Chúa. Có Chúa, gánh nặng cuộc đời sẽ đổi thành vui tươi, nhẹ nhàng. Amen.
 Bí Tích Thánh Thể
có chiều kích vũ trụ Đức Kitô, hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, dưới hình thức bánh và rượu, hoa quả của trái đất và lao công của con người, kéo theo toàn thể tạo dựng vào trong việc dâng hiến lễ Vượt Qua của Người. Mỗi Thánh lễ thể hiện sự biến đổi phục sinh của vũ trụ, với mục đích hoàn tất vinh quang của Người trong "trời mới và đất mới" mà sách Khải Huyền đã loan báo. Cha Teilhard de Chardin thích cử hành Thánh lễ với tư cách là "Thánh lễ trên thế giới". Không biết đến hình thức hiến tế Vượt Qua của Bí tích Thánh Thể, sẽ làm cho bí tích này mất đi cái động lực phục sinh để dâng lên Chúa Cha. Để tham dự vào bữa tiệc của Đức Kitô Phục Sinh và lãnh nhận Bánh sự sống vĩnh cửu, chúng ta phải tham dự với Đức Kitô vào mầu nhiệm sự chết và sống lại của Người. Chúng ta phải cùng đi với Người từ thế giới này lên tới Triều Đại của Chúa Cha. Bí tích Thánh Thể tích cực đưa chúng ta vào mầu nhiệm phục sinh của Đức Kitô, mầu nhiệm mà chúng ta đã tham dự trong phép Thanh Tẩy. Bí tích này, được coi như nghi thức đầu tiên của người Kitô hữu không thể được tái lập. Nhưng mỗi Thánh lễ đối với chúng ta là một sự lập lại Bí tích Thanh tẩy với tư cách là tham dự vào mầu nhiệm Vượt Qua của sự chết và sống lại của Chúa Giêsu.
 Jacsque Bur La Spiritualité des prêtres (Cerf)

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Sống Lời Chúa

MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM I 
Thứ TưTuần XV 
Thánh Bônaventura, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh
 Phúc Âm: Mt 11, 25-27 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
 Khi ấy, Chúa Giêsu thưa rằng: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con trừ ra Cha; và cũng không ai biết Cha trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho".
 Đó là lời Chúa.
 Suy Niệm: Người hèn mọn là đối tượng của lòng Chúa xót thương. Chúng ta đặt vấn đề: Tại sao Thiên Chúa lại đối nghịch với người khôn ngoan, thông thái? phải chăng Thiên Chúa ganh với họ? Hay phải chăng Thiên Chúa chỉ muốn con người kém cỏi, hèn mọn? Thiên Chúa luôn yêu thương con người và muốn con người được hạnh phúc. Lại nữa, chúng ta phải xác tín: có gì tốt lành nơi chúng ta mà không bắt nguồn từ Thiên Chúa. Người được giàu có, kẻ được khôn ngoan đều là hồng ân của Thiên Chúa. Nhưng người khôn ngoan thông thái trong bài Tin Mừng nhằm diễn tả người kiêu căng. Họ tưởng họ không cần Thiên Chúa, vì tự họ có thể tìm được ơn cứu độ. Hạng người này bị Thiên Chúa loại trừ, hay nói đúng hơn vì họ không chịu đón nhận tình thương và mạc khải của Thiên Chúa.
 Cầu Nguyện: Lạy Cha, chúng con tin thật tự chúng con, chúng con chỉ là hư vô. Bản thân chúng con chỉ là tội lỗi. Trong chúng con không có gì thiện hảo. Xin giúp chúng con biết nhìn đúng sự thật khách quan thân phận của chúng con. Xin đừng để chúng con ảo tưởng. Xin cho chúng con biết sống tâm tình tạ ơn trước những hồng ân được lãnh nhận và càng khiêm tốn hơn, vì tất cả đều là hồng ân. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu, Chúa chúng con. Amen. 
Thánh Bônaventura, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh
 Đi tìm hạnh phúc Đối với thánh Tôma Aquinô, hạnh phúc không phải là một cảm xúc mà chúng ta phải gìn giữ, nhưng là một hoạt động, một sự thực hiện trọn vẹn con người hữu thể của chúng ta. "Nên trọn vẹn là mình"; đó không phải là ích kỷ để trở nên hoàn toàn là mình đang sống động, hoặc là một con chim để được bay, hay một con cá để được bơi… Chúng ta hoàn toàn là mình khi chúng ta hạnh phúc. Hạnh phúc của chúng ta không phải ở cái chúng ta chỉ là chúng ta; nhưng hạnh phúc, làm chúng ta mở ra cho tình yêu của người khác: Chính khi chúng ta hướng ngoại mà chúng ta triển nở. Sau cùng thì hạnh phúc của chúng ta là ở chỗ chúng ta chỉ có thể nhận, như một quà tặng, chính sự sống của Thiên Chúa. Chúng ta được dựng nên cho cái còn hơn cả cái tự nhiên; con người được tạo dựng để chỉ được vui thỏa khi đón nhận một hạnh phúc vượt lên trên cái tự nhiên của mình. Đi tìm hạnh phúc không phải là ích kỷ, nhưng điều đó biến đổi chúng ta. Thánh Tôma có lý khi khẳng định rằng chúng ta không thể muốn cái bất hạnh, nhưng chúng ta có thể quay lưng cho cái hạnh phúc mà chúng ta được mời gọi, vì nó giả thuyết cái chết và sự sống lại... Kitô giáo, đó là tin vui rằng: Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta để chúng ta được hạnh phúc: Hạnh phúc khi Thiên Chúa là Thiên Chúa. 
Trích bài của Lm. Timothy Radcliffe Pourquoi donc être Chrétien? (Cerf)

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Sống Lời Chúa

Phúc Âm: Mt 10, 7-15
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con hãy đi rao giảng rằng "Nước Trời đã gần đến". Hãy chữa những bệnh nhân, hãy làm cho kẻ chết sống lại, hãy làm cho những kẻ phong cùi được sạch và hãy trừ quỷ. Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không. Các con chớ mang vàng bạc, tiền nong trong đai lưng, chớ mang bị đi đường, chớ đem theo hai áo choàng, chớ mang giày dép và gậy gộc, vì thợ thì đáng được nuôi ăn. "Khi các con vào thành hay làng nào, hãy hỏi ở đó ai là người xứng đáng, thì ở lại đó cho tới lúc ra đi. Khi vào nhà nào, các con hãy chào rằng: "Bình an cho nhà này". Nếu nhà ấy xứng đáng thì sự bình an của các con sẽ đến với nhà ấy. Nhưng nếu ai không tiếp rước các con và không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi nhà hay thành ấy và giũ bụi chân các con lại. Thật, Thầy bảo các con: Trong ngày phán xét, đất Sôđôma và Gômôra sẽ được xét xử khoan dung hơn thành ấy".
 Suy Niệm: Trong huấn thị truyền giáo, Đức Giêsu dạy các tông đồ khi đi truyền giáo thì "đừng mang gì cả". Người tông đồ của Chúa không bị lệ thuộc vào vật chất. Cần nhẹ nhõm thanh thoát như người lữ hành. Hơn nữa, một người phục vụ Tin Mừng phải hoàn toàn tin tưởng phó thác nơi Chúa quan phòng.
 Cầu Nguyện: Lạy Cha, xin thánh hóa chúng con. Xin đừng để chúng con cứ mãi phải lệ thuộc vào vật chất, mà quên rằng cuộc sống của chúng con đã có Cha lo cho chúng con. Như Đức Giêsu đã dạy chúng con: Trước tiên, chúng con cứ lo việc nước trời, mọi sự khác sẽ được ban cho. Amen.
 Sống cái hiện tại và bỏ lại cái quá khứ cho lòng thương xót của Thiên Chúa, vì chúng ta không thể làm gì hơn để thay đổi nó. Sống cái hiện tại và phó thác tương lai của chúng ta cho sự Quan Phòng của Chúa, Người chăm sóc chúng ta và muốn điều tốt nhất cho mỗi người chúng ta, là con cái của Chúa. Sống cái hiện tại, đó là chúng ta sẵn sàng đón nhận sự bình an mà Thiên Chúa muốn cho chúng ta... Lời cầu nguyện, sự gặp gỡ với Thiên Chúa, Bí tích Thánh Thể đều muốn chúng ta cư ngụ cách độc nhất và sống động giờ phút hiện tại. "Người đang ở đây", cha xứ thành Ars nói thế khi ngài giơ cao Bánh Thánh lên. Thánh Thể, Thánh lễ, đó là ngày hôm nay của Thiên Chúa, đó là cái "ở đây, bây giờ" của một sự hiện diện đang được truyền đi trong thinh lặng. Thánh lễ, đó là quà tặng của Thiên Chúa "Đây là Mình Thầy, Đây là Máu Thầy" để chúng ta tùy nghi sử dụng, hầu thông ban sự sống của Chúa Giêsu cho mỗi giây phút trong cuộc sống chúng ta. Sống cái hiện tại, đúng thế, nhưng phải cố gắng sống cách dày đặc, mãnh liệt. Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta ơn để không sống "lay lất", như một sự chịu đựng, nhưng sống với một sức mạnh phi thường.
Trích  Linh mục Denis Lamon

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Thánh Tôma Tông Đồ.

Mùa Thường Niên 
Thứ Sáu Tuần XIII
 Lễ Thánh Tôma Tông Ðồ
 Phúc Âm: Ga 20, 24-29 
"Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan. Bấy giờ trong Mười Hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Ðiđy-mô, không ở cùng với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi không tin". Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà, và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Ðoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay vào đây và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã thấy Thầy nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".
 Ðó là lời Chúa. 
Thứ sáu đầu tháng
 THÁNH TÔMA, TÔNG ĐỒ 
 Chúng ta hãy để tương lai cho sự Quan Phòng Của tình yêu tinh ròng của Trái Tim Chúa, Tình yêu đó đòi sự trung thành trong những giây phút hiện tại của chúng ta. Thánh Marguerite-Marie "Bình an cho các con" Theo các sự việc bên ngoài, ông Tôma từ chối tin vào Chúa ít là ba lời chứng: Lời chứng của người môn đệ Chúa Giêsu yêu quý, lời chứng của bà Maria Mácđala và lời chứng của mười Tông đồ... Ông cũng không thấy rằng ơn bình an qua Chúa Giêsu đã có thể biến đổi các môn đệ. Ví như mọi người thấy, các cửa vẫn còn đóng kín! Tại sao ông Tôma lại đòi điều kiện để tin, trong khi niềm tin trước hết là một ân ban để đón nhận? Cũng vậy, đối với sự bình an mà Đấng Sống Lại ban cho các môn đệ đang sợ hãi: "Bình an cho các con". Chúa Giêsu còn thêm: "Phúc cho ai không thấy mà tin". Nếu chúng ta muốn được hạnh phúc, hãy mở các cửa của trái tim và của trí khôn chúng ta ra, vô điều kiện và trong niềm tin cậy. Trong trường hợp còn yếu đuối, chúng ta có thể nói lại lời người cha của đứa con bị quỷ ám: "Tôi tin! Nhưng xin Thày giúp lòng tin yếu kém của tôi!" (Mc 9,24).
 Các nữ tu Biển Đức tại Đan viện Orbey Méditations- Panorama

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Lạy Chúa con chẳng đáng Chúa vào nhà con.

Phúc Âm: Mt 8, 5-17
 "Những người từ phương đông và phương tây sẽ đến trong nước trời".
 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
 Khi ấy, Chúa Giêsu vào thành Capharnaum, thì có một đại đội trưởng đến thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, thằng nhỏ nhà tôi đau nằm ở nhà, nó bị tê liệt đau đớn lắm!" Chúa Giêsu phán bảo ông rằng: "Tôi sẽ đến chữa nó". Nhưng viên đại đội trưởng thưa Người rằng: "Lạy Thầy, tôi không đáng được Thầy vào dưới mái nhà tôi, nhưng xin Thầy chỉ phán một lời, thì thằng nhỏ của tôi sẽ lành mạnh. Vì chưng, cũng như tôi chỉ là người ở dưới quyền, nhưng tôi cũng có những người lính thuộc hạ, tôi bảo người này đi thì anh đi, tôi bảo người kia đến thì anh đến, tôi bảo gia nhân làm cái này thì nó làm!" Nghe vậy, Chúa Giêsu ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người rằng: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, Ta không thấy một lòng tin mạnh mẽ như vậy trong Israel. Ta cũng nói cho các ngươi biết rằng: nhiều người từ phương đông và phương tây sẽ đến dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacóp trong nước trời. Còn con cái trong nước sẽ bị vứt vào nơi tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng". Đoạn Chúa nói với viên sĩ quan rằng: "Ông cứ về, ông được như ông đã tin". Và ngay giờ ấy, gia nhân ông đã được lành mạnh. Khi Chúa Giêsu vào nhà ông Phêrô, thấy bà mẹ vợ ông đang sốt rét liệt giường. Chúa chạm đến tay bà và cơn sốt biến đi. Bà chỗi dậy tiếp đãi các ngài. Đến chiều, họ đưa đến cho Chúa nhiều người bị quỷ ám: Chúa dùng lời đuổi quỷ, và chữa lành tất cả các bệnh nhân, để ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói rằng: "Người đã gánh lấy các bệnh tật của chúng ta, và đã mang lấy những nỗi đau thương của chúng ta".
 Đó là lời Chúa.
 Suy Niệm: Viên bách quản đã xin Đức Giêsu chữa lành người đầy tớ của ông. Viên bách quản là người ngoại mà ông tỏ ra khiêm tốn và tin tưởng vào lời quyền năng của Đức Giêsu. Ông cũng là người nhân hậu, biết yêu thương săn sóc đến người đầy tớ hèn mọn của ông.
 Cầu Nguyện: Lạy Cha, xin cho chúng con luôn xác tín vào quyền năng và tình yêu của Cha. Và trong cuộc sống, xin cho gia đình chúng con cùng biết mở tâm hồn ra với làng xóm, biết yêu thương những người chúng con có dịp tiếp xúc. Ước gì tình yêu thương trong chúng con được trải rộng, để Thiên Chúa được vinh danh, con người được hạnh phúc. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Nếu Ngài muốn.

MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM I
 Thứ SáuTuần XII
 Phúc Âm: Mt 8, 1-4 
"Nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch".
 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
 Khi Chúa Giêsu ở trên núi xuống, đám đông dân chúng theo Người. Có một người cùi đến lạy Người mà thưa rằng: "Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch". Chúa Giêsu giơ tay ra chạm đến anh ta và phán: "Ta muốn. Anh hãy lành bệnh". Tức thì anh ta liền lành khỏi bệnh phong cùi. Chúa Giêsu phán bảo anh ta: "Hãy ý tứ, đừng nói với ai. Hãy đi trình diện với tư tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng cho họ biết". Đó là lời Chúa.
 Suy Niệm: 
Trước lời cầu xin của anh phong hủi, Đức Giêsu không thể làm ngơ vì nỗi khao khát được sạch của anh. Ngài đã đụng chạm đến anh và chữa lành mà không sợ mình bị lây nhơ theo quan niệm của người Do Thái thời bây giờ. Điều đó chứng tỏ Đức Giêsu có quyền giải thoát con người khỏi tội lỗi. "Sạch" ở đây không chỉ có nghĩa là được khỏe về phần xác, mà còn được hiểu là sự đổi mới trong tâm hồn nữa. Bài học cho chúng ta hôm nay là lòng tin vào Thiên Chúa, Đấng đầy quyền năng và nhân ái. Nếu chúng ta mạnh dạn đặt niềm tin của mình nơi Thiên Chúa như anh phong hủi, chắc chắn chúng ta không còn đau khổ khi thân xác bị bệnh tật, không thất vọng khi tâm hồn lỡ lầm yếu đuối.
 Cầu Nguyện:
 Lạy Chúa Giêsu, chúng con dù không mang bệnh tật nơi thân xác, nhưng tâm hồn chúng con cũng đang bị cùi hủi, lở loét vì tội lỗi. Xin Chúa giúp chúng con biết tin tưởng ở Chúa. Xin cho chúng con được nên sạch, để với tâm hồn trong trắng bình an, chúng con đến gần Chúa và sống chan hòa với anh em trong đức tin và tình yêu mến. Amen.
 Chúa Giêsu đã nhận lấy những đau khổ của chúng ta
 Khi xuống núi, thực tại đầu tiên Chúa Giêsu gặp phải, đó là sự đau khổ. Sau hiện tượng phong cùi, Người lại đối mặt với căn bệnh bại liệt, với con sốt và sau cùng với một đám đông bị quỷ ám và bệnh tật. Sự chữa lành, đối với ông Matthêu, đó là lời đáp trả tình yêu nhưng không của Con Thiên chúa cho nhân loại những kẻ tin. Với Chúa Giêsu, đó là quyền năng trên mọi tạo vật: Chỉ một lời đã đủ, và người phong cùi liền được chữa lành. Sự thán phục của Chúa Giêsu đối với người này, xác định thông điệp của Người: Niềm tin của anh đã cứu anh. Chúng ta là những kẻ đang khổ đau với các bệnh tật hay những nỗi thống khổ hầu như không thể chấm dứt, tuy nhiên chúng ta là những kẻ tin và cầu nguyện, có lẽ chúng ta khó hiểu về cái phần hơi "kỳ quái" của cái tức khắc này. Chiến thắng của Chúa Giêsu trên sự dữ có một giá. Người đã chịu gánh lấy các nỗi đau của chúng ta đến mức trình lên Chúa Cha chính con người của Người, lên Đấng đầy lòng thương xót, đã muốn, nhờ Người, cứu thoát chúng ta khỏi khổ đau. 
 Một nữ tu của các cộng đoàn Huynh Đệ Giêrusalem

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Thực thi Thánh Ý Chúa.

Phúc Âm: Mt 7, 21-29 
"Nhà xây trên nền đá và nhà xây trên cát".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không phải tất cả những ai nói với Thầy: "Lạy Chúa, Lạy Chúa", là được vào nước trời, nhưng chỉ có người thực hiện ý Cha Thầy ở trên trời, kẻ ấy mới được vào nước trời. Trong ngày đó, nhiều người sẽ nói với Thầy rằng: "Lạy Chúa, Lạy Chúa, nào chúng con đã không nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, và nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó ư?" Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với chúng rằng: "Ta chẳng hề biết các ngươi, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hãy lui ra khỏi mặt Ta". "Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây và đem thực hành, thì giống như người khôn ngoan, đã xây nhà mình trên đá; mưa có đổ xuống, nước có tràn vào, gió bão có thổi đến và lùa vào nhà đó, nhà đó vẫn không sập, vì nhà ấy được xây trên đá. Và hễ ai nghe những lời Thầy nói đây mà không đem ra thực hành, thì giống như người ngu đần, xây nhà mình trên cát, khi mưa sa nước lũ, gió thổi và lùa vào nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống hoang tàn". Khi Chúa đã nói xong những lời trên, dân chúng kinh ngạc về giáo lý của Người: vì Người dạy dỗ họ như Đấng có quyền, chứ không như luật sĩ và các biệt phái của họ.
 Đó là lời Chúa.
 Suy Niệm: Tất cả lời giảng dạy và dụ ngôn hôm nay nhấn mạnh đến tiêu chuẩn của một người môn đệ đích thực: không phải chỉ cần một lòng tin trên lý thuyết, trên môi miệng... Điều cần thiết nhất là phải thi hành ý Thiên Chúa, sống theo lời Đức Giêsu dạy. Chúng ta không thể nói rằng mình tin yêu Chúa, mà cuộc sống chúng ta lại không theo giáo huấn của Ngài. Mỗi tín hữu chúng ta cần xác tín: chỉ có Đức Giêsu, và ánh sáng Lời Ngài là con đường duy nhất dẫn chúng ta đến sự sống vĩnh cửu. Ngoài Đức Giêsu, không ai có thể cho chúng ta hạnh phúc đích thực.
 Cầu Nguyện: Lạy Chúa, mỗi người chúng con ai cũng tuyên xưng đức tin. Nhưng nhiều khi chúng con chỉ là những kẻ tin suông: nghĩ hay nói giỏi, đọc kinh nhiều. Còn việc sống theo Lời Chúa dạy thì chúng con chưa quan tâm. Xin giúp chúng con nhận ra những gì giả dối nơi con người mình, và biết khiêm tốn sửa đổi. Chỉ khi nào chúng con sống đức tin, chúng con mới làm cho người khác nhận ra và tin vào Chúa. Amen.
Chấp nhận chúng ta là những kẻ nghèo hèn 
 Thờ phượng có nghĩa là nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa. Người ở đó, trong Lời của Người. Người ở đó, trong Thánh Thể. Các Kitô hữu phương Đông hiểu rằng các ảnh tượng cũng đem họ vào trong sự hiệp thông với Thiên Chúa. Người ở đó, trong những biến cố tầm thường của đời sống chúng ta. Và Tin mừng nhấn mạnh: Thiên Chúa thường đến với những người nghèo hèn nhất. Thờ phượng có nghĩa là chúng ta quay lưng lại cho bản thân để nhìn lên tới Thiên Chúa. Nếu những âu lo của chúng ta chiếm hết chỗ, thì làm sao kéo ra khỏi cát vùi, nguồn mạch sự sống mà Thiên Chúa đã đặt trong chúng ta? Việc ba vua đến thờ lạy được diễn tả bằng việc dâng lễ vật. Việc chúng ta cầu nguyện để thờ lạy cũng lôi kéo chúng ta dâng hiến cái tốt nhất của chúng ta lên Thiên Chúa và cũng cho kẻ khác. Nó lôi kéo chúng ta đến sự hiến dâng cuộc đời mình cho những người đã được giao phó cho chúng ta.. . Khi xuống thế gian, Chúa Giêsu đã bày tỏ tình yêu vô bờ của Thiên Chúa cho con người, của mọi dân tộc. Người đã ghi khắc tiếng "thỏa thuận" của Thiên Chúa vào cõi thâm sâu của thân phận con người. Thiên Chúa đón nhận tất cả chúng ta như chúng ta là, với cái gì là tốt, mà cả với những u tối của chúng ta, và cả những lỗi tội của chúng ta nữa. Chúng ta học được để chấp nhận chúng ta là những kẻ nghèo hèn. Và từ đó, chúng ta không thể thất vọng về thế giới, lẫn chúng ta
 Sư huynh Alois, Phụ trách Cộng đoàn Taizé

SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ BỔN MẠNG CHA CỐ.

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

PHÚC ÂM: Lc 1, 57-66. 80
 "Nó sẽ gọi tên là Gioan".
 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
 Khi đến ngày sinh, bà Êlisabeth sinh hạ một con trai. Láng giềng bà con nghe biết Chúa đã tỏ lòng nhân hậu lớn lao đối với bà liền đến chúc mừng bà. Ngày thứ tám, người ta đến làm phép cắt bì cho con trẻ, và họ lấy tên Dacaria của cha nó mà đặt cho nó. Nhưng bà mẹ đáp lại rằng: "Không được, nó sẽ gọi tên là Gioan". Họ bảo bà rằng: "Không ai trong họ hàng bà có tên đó". Và họ làm hiệu hỏi cha con trẻ muốn gọi tên gì. Ông xin một tấm bảng và viết: "Tên nó là Gioan". Và mọi người đều bỡ ngỡ. Bỗng chốc lưỡi ông mở ra, và ông liền chúc tụng Chúa. Mọi người lân cận đều kinh hãi. Và trên khắp miền núi xứ Giuđêa, người ta loan truyền mọi việc đó. Hết thảy những ai nghe biết đều để bụng nghĩ rằng: "Con trẻ này rồi sẽ nên thế nào? Vì quả thực, bàn tay Chúa đã ở với nó". Con trẻ lớn lên, mạnh mẽ trong lòng: nó ở trong hoang địa cho đến ngày tỏ mình ra cùng dân Israel.
 Đó là lời Chúa.
 SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ 
 Số phận ông Gioan, một số phận lạ lùng!
 Một cuộc đời trọn vẹn, phụ thuộc vào cuộc đời của một người khác, hoàn toàn tập trung vào cuộc đời của Chúa Giêsu. Cuộc đối thoại của cả hai đều làm chúng ta ngỡ ngàng. Khi Chúa Giêsu nói về ông Gioan, Người đặt ông trong ánh sáng tràn đầy, để làm nổi bật ơn gọi của ông. Đối với Chúa Giêsu, ông còn hơn cả một tiên tri, ông là người tiền hô là chứng nhân của ánh sáng, là bạn của chú rể, là người con vĩ đại nhất của người phụ nữ. Nhưng khi ông Gioan Tẩy Giả nói về Chúa Giêsu, ông không ngừng đặt mình trong bóng tối, và dứt khoát chuyện đám đông và ngay cả các môn đệ của ông đến với Chúa Giêsu. Nhất là ông không muốn người ta bảo ông là Đấng Mêsia, vì ông không đáng cởi dây giày cho Người. Vâng, Chúa Giêsu phải lớn lên, còn ông, ông phải nhỏ đi, cũng như tinh tú ban đêm phải mờ đi khi mặt trời ló dạng ở chân trời. Nói về chuyện người ta tìm kiếm những Gioan Tẩy Giả trong thế giới và trong Giáo hội ngày nay thì không phải là ít. Sau cùng những trường hợp cho chúng ta vào đời thì không quan trọng. Trước hết, chúng ta là cái mà tương lai chúng ta sẽ là, hay đúng hơn cái mà chúng ta được mời gọi để làm, và nhất là, để hiện hữu như phải hiện hữu, bất cứ ở tuổi nào.
 Claude Ducarroz, Prévôt

TRÒ CHƠI LỚN.

Theo Chúa

Phúc Âm: Mt 7, 6. 12-14
 "Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho các con, thì hãy làm cho người ta".
 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Đừng lấy của thánh mà cho chó, và đừng vất ngọc trai trước mặt heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi quay lại cắn xé các con. "Vậy tất cả những gì các con muốn người ta làm cho các con, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế! Đấy là điều mà lề luật và các tiên tri dạy. "Các con hãy vào qua cửa hẹp, vì cửa rộng và đường thênh thang là lối đưa đến hư mất, và có nhiều kẻ đi lối ấy; cửa và đường đưa tới sự sống thì chật hẹp, và ít kẻ tìm thấy".
 Đó là lời Chúa.
 Suy Niệm:
 Đức Giêsu đưa ra khuôn vàng thước ngọc về bổn phận của mỗi người đối với tha nhân. Sự độc đáo nơi nguyên tắc của Ngài: không chỉ không làm những điều tiêu cực, mà còn phải làm những điều tích cực, điều tốt cho anh em, nghĩa là sống bác ái, biết cho đi với tất cả lòng quảng đại và yêu mến. Qua hình ảnh con đường hẹp, cửa hẹp. Đức Giêsu dạy ta cần khước từ những quyến rũ bất chính của cuộc sống: những hưởng thụ, dễ dãi... để được vào Nước Trời. Muốn theo Đức Giêsu, chúng ta phải phấn đấu với chính mình, và đi theo con đường Ngài đã đi, đó là con đường khổ giá.
 Cầu Nguyện:
 Lạy Chúa, Chúa dạy cho chúng con những bí quyết để được vào Nước Trời: phải yêu thương và làm cho người khác những gì chúng con muốn mình được người khác làm cho, nghĩa là, phải quên đi chính mình và đi bước trước đến với anh em - Phải theo con đường hẹp, nghĩa là phải vượt qua trở ngại, khó khăn.
 Lạy Chúa, những điều đó thực sự rất khó với chúng con, bởi vì con người tự nhiên ai cũng ưa dễ dãi chứ không thích khó khăn, mất mát. Xin ban cho chúng con tình yêu và sức mạnh của Chúa để chúng con can đảm thực thi những lời Chúa dạy, hầu đạt tới phần thưởng đích thực là Nước Trời Chúa hứa. Amen.
 Những hạt trai trong Kinh Thánh 
 Người đàn ông trong bài dụ ngôn đã tìm thấy một "hạt trai" rất đắt tiền trong một cánh đồng, và ông đã bán đi tất cả những gì mình có để mua cánh đồng đó. Đã có vấn đề những kho báu và những hạt trai trong Sách Thánh! Những "hạt trai" này là một kho tàng quý báu của đời sống người Kitô hữu: Đó là sự hiểu biết về đức khôn ngoan của Đức Kitô, nó huy động con tim mình. Kho báu này được ban cho mọi người, nhưng không ép buộc ai. Lòng ước muốn, sự sẵn sàng, lòng chân thành của người đón nhận nó là điều rất quan trọng. Vừa ý thức về sự mỏng dòn của mình, và sự cao cả của ân ban của Thiên Chúa, người tìm ra "kho báu" đã cho đi tất cả những gì mình có. Đó, vì sao cánh cửa lại chật hẹp! Không phải vì sự hẹp hòi của con tim Thiên Chúa, chỉ đủ chỗ cho một vài người! Nhưng vì yêu sách mà ân ban đó đòi hỏi. Vì thế, người ta không thể ép buộc cho đi những "hạt trai" của Tin mừng: Những ai không có thái độ sẵn sàng của kẻ tìm kiếm sẽ không có được những hạt trai đó để làm cho mình một vòng cổ lộng lẫy. Ban phát những hạt trai đó cách vô tư, đó là thiếu sự kính trọng thông điệp của Đức Kitô, đồng thời cũng không kính trọng sự tự do của con người.
 Veroniqua Thiébaut La Croix

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

CẦU NGUYỆN

Phúc Âm: Mt 6, 7-15
 "Vậy các ngươi hãy cầu nguyện như thế này". 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu. Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại: họ nghĩ là phải nói nhiều mới được chấp nhận. Đừng làm như họ, vì Cha các con biết rõ điều các con cần, ngay cả trước khi các con xin. Vậy các con hãy cầu nguyện như thế này: "Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen. "Vì nếu các con có tha thứ cho người ta những lầm lỗi của họ, thì Cha các con, Đấng ngự trên trời, mới tha thứ cho các con. Nếu các con không tha thứ cho người ta, thì Cha các con cũng chẳng tha thứ lỗi lầm cho các con".
 Đó là lời Chúa.
 Suy Niệm:  
Thiên Chúa là Cha chúng ta, Ngài biết rõ chúng ta cần gì và điều gì tốt hơn cho chúng ta. Vì thế khi cầu nguyện không nên lải nhải nhiều lời. Nhưng Chúa vẫn muốn lắng nghe những lời tâm tình của ta, những quan tâm của ta đối với cuộc sống, với anh em... chứ không phải là những nhu cầu cá nhân, ích kỷ. Chúng ta hãy xin Đức Giêsu dạy chúng ta cách cầu nguyện đẹp ý Chúa. Khi cầu nguyện, chúng ta phải đặt trong tương quan Cha-con với Thiên Chúa. Cha muốn gì, con xin vâng.
 Cầu Nguyện:
 Lạy Chúa Giêsu, khi xưa Chúa đã dạy các môn đệ cầu nguyện. Ngày nay, mỗi khi chúng con đến với Chúa, xin Chúa sai Thánh Thần Chúa hướng dẫn chúng con cầu nguyện, để chúng con biết cầu nguyện thế nào cho đẹp lòng Cha. Lạy Cha, chúng con tin thật Cha yêu thương chúng con hơn chính chúng con tự thương mình. Chúng con xin phó thác cuộc đời chúng con vào tình thương của Cha. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen. 
Thánh Thể, bữa ăn ngày hội
 Chúa Giêsu đã cho chuẩn bị bữa ăn ngày hội này, Người giải phóng ách nô lệ, Người giải thoát khỏi tội phải chết, Người mở đường đi vào cuộc sống của sự Phục Sinh, con đường đi tới Cha của Người, Người đã chuẩn bị tất cả, chính Người đã mời các môn đệ Người đến dự bữa tiệc. Chúng ta có ý thức rằng chính Chúa cũng mời chúng-ta mỗi ngày, và nhất là ngày Chúa nhật để sống giờ của Người, là sự giải thoát và giờ phút mà Người trao ban sự sống đời đời không? Chúng ta có chuẩn bị tâm hồn mình cho biến cố duy nhất này vốn sẽ tồn tại trong lịch sử của toàn thể nhân loại không? Chúng ta cũng hãy ý thức rằng, để tạ ơn Chúa, để thán phục và tham dự tròn đầy Thánh lễ, chúng ta cần phải nhớ điều xác tín này: Là chúng ta đang đứng trước một mầu nhiệm: Đó là một sự ngỡ ngàng muôn thuở về mầu nhiệm đức tin này. Ngay chính giữa lúc truyền phép, chúng ta hát: "Cao cả thay mầu nhiệm đức tin". Chúng ta không đi tham dự Thánh lễ vì nó đẹp, hay vì cha xứ giảng hay, nhưng chúng ta đến đó vì Chúa Giêsu, chúng ta tin rằng Đức Kitô Sống Lại đang hiện diện trong chúng ta, trong Hội Thánh, và trong toàn thể nhân loại khi Người ban Mình và Máu Người làm dấu chỉ của giao ước.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

 Phúc Âm: Mt 6, 1-6. 16-18 "Cha ngươi Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi".
 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không, các con mất công phúc nơi Cha các con là Đấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín, và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con. "Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con. "Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con". Đó là lời Chúa.
 Suy Niệm: Đừng sống như kẻ giả hình thích phô trương. Làm việc lành chỉ thích làm nơi công cộng để được khen thưởng. Nếu chỉ thế thì vô ích trước mặt Chúa. Chúa dạy chúng ta hãy làm việc bác ái, đạo đức cách khiêm nhường. Thiên Chúa thấu suốt mọi sự sẽ thưởng cho.
 Cầu Nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con tinh thần của Chúa: nhỏ bé và nhân hậu. Để mọi hành động, mọi việc làm của chúng con đều xuất phát từ tấm lòng khiêm cung và tràn đầy yêu thương. Amen.
 “Trong thầm kín” Khi Đức Kitô khuyến khích chúng ta cầu nguyện mà không phô trương cho mọi người thấy, thì Người cũng không khuyến khích chúng ta đi vào một sự kín đáo lịch sự, như thể phải khiêm hạ và ý tứ trong khi cầu nguyện. Khi Chúa Giêsu nói lên những giờ phút Người đi vào "trong sự kín đáo", Người nói về những gì chính Người đã không ngừng trải nghiệm: Đó là sự thân tình với Chúa Cha. Ngay cả khi Người ở giữa công chúng, Chúa Giêsu vẫn sống trong sự hiện diện thánh thiêng đó. Và như thế, Người đã nhìn nhận một sự mặc khải của Chúa Cha khi ông Phêrô tuyên xưng Người là Đấng Mêsia và là Con của Thiên Chúa (Mt 16,16- 17). Nhưng Chúa Giêsu đi xa hơn: Người thường rút lui vào nơi kín đáo để nói chuyện một mình với Cha của Người (Mt 14,23). Vậy vào nơi kín đáo không phải là một sự trốn chạy khỏi công việc thường ngày, cũng không phải một việc làm để nghỉ ngơi thoải mái; nhưng ngược lại đó là cách thiết lập sự nối kết cần thiết, cốt tử, của mỗi ngày với Đấng là Tác Giả của mọi thực tại, Đấng là Cha đã ban cho chúng ta sự sống và làm cho chúng ta trở nên những thực tại. Khi người ta trao tặng thì giờ của mình hoặc tiền bạc cho kẻ khác, khi người ta ăn chay vì Chúa, đó chính là trong sự kín đáo của Chúa Cha mà điều đó được thực thi (Mt 6,1-4; 16-18). Lm. Philippe Lefebvre, o.p. Revue Prier

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Tiếng kẻng


Tiếng kẻng âm vang mang lại bình yên.
Khi nhắc đến những tháng ngày đấu tranh oanh liệt của bà con Hóc Môn, không ai không nhớ về tiếng mõ Nam Lân. Nếu khi xưa, tiếng mõ là lời hiệu triệu thôi thúc bà con nông dân đứng lên kháng chiến chống giặc ngoại xâm thì ngày nay, thanh âm ấy lại trở thành biểu tượng bảo vệ xóm làng trước mọi loại tội phạm. Và hôm nay, gắn bó với đời sống của người dân 18 thôn vườn trầu chính là tiếng kẻng Nam Lân - một biến thể kế thừa tiếng mõ hào hùng năm xưa...
Những ngày đầu thực hiện mô hình, bà con cảm thấy khá lạ lẫm mỗi khi tiếng kẻng to vang lên trong không gian yên tĩnh. Thế nhưng, đến nay, tiếng kẻng đã đi vào cuộc sống của người dân như một điều quen thuộc và cần thiết, góp phần loại trừ tội phạm ra khỏi địa phương, tạo sự bình yên cho tất cả mọi người...
Sau hai năm thực hiện, mô hình “Tiếng kẻng an ninh trật tự (ANTT)” tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn đã góp phần làm giảm tội phạm, phát huy vai trò tích cực của đoàn viên thanh niên và nhân dân trong việc phòng chống tội phạm. Năm 2014, nhờ “Tiếng kẻng ANTT”, công an xã đã nhận được 494 tin có giá trị từ người dân, giải quyết 417 vụ việc. Nhân dân trực tiếp bắt 7 vụ 10 đối tượng cướp giật, 33 vụ 39 đối tượng trộm cắp, phát hiện và giao nộp cho công an 3 súng tự chế, 7 mã tấu. Đây là những con số đáng mừng, minh chứng cho hiệu quả mà mô hình “Tiếng kẻng ANTT” đã mang lại cho đời sống của người dân tại xã Bà Điểm. Thông qua mô hình này, sự gắn kết giữa chính quyền địa phương với người dân, cũng như tình làng, nghĩa xóm cũng được thắt chặt hơn rất nhiều.
Suy niệm : Câu chuyện trên tiếng kẻng rất hữu ích cho cộng đồng, thì Lời Chúa mời gọi mọi người luôn sống có ích cho gia đình và xã hội
 -Bằng bác ái yêu thương
 -Luôn hành động trong cái thiện
 Lạy Chúa xin cho mọi người nhận biết về Chúa nhiều hơn.      
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Như Môsê đã treo con rắn lên ở sa mạc thế nào, thì Con Người cũng sẽ phải treo lên như vậy, để tất cả những ai tin ở Người, sẽ không bị huỷ diệt, nhưng được sống đời đời. Vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Ngài giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa; và đây án phạt là sự sáng đã đến thế gian, và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách; nhưng ai hành động trong sự thật thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ là họ đã làm trong Thiên Chúa". Đó là lời Chúa.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

HÃY HỌC ĐỂ HOÀN THIỆN MÌNH.












Câu chuyện chiếc cốc.

Sau đó, đột nhiên ông đưa tôi trở lại vào lò nướng. Không giống như lần đầu tiên. Vì đã trải qua những phút trong chiếc lò nướng đó và tôi biết mình sẽ chết ngạt. Tôi sợ hãi. Tôi cầu xin. Tôi khóc. Tôi đã sẵn sàng từ bỏ, muốn buông xuôi và bỏ cuộc. Nhưng người thợ vẫn lạnh lùng thả tôi vào lò. Tôi muốn chết ngay để thoát khỏi tất cả những đớn đau đang thiêu đốt từng tế bào của mình. Nhưng ngay khi tôi tuyệt vọng nhất thì cánh cửa lại mở ra.
Một lần nữa tôi, được đặt trên kệ, được làm lạnh, chờ đợi và… chờ đợi, tự hỏi “Cuộc sống sẽ thế nào với mình tiếp theo?”. Một giờ sau, người thợ đưa cho tôi một tấm gương và nói: “Bây giờ hãy nhìn vào chính mình”. Tôi ngỡ ngàng đến lặng câm “Đó không phải tôi, không thể là tôi và không còn là tôi nữa – cục đất sét. Một hình ảnh hoàn toàn khác, một hình ảnh đẹp, hoàn hảo và nhiều màu sắc.

Người thợ điềm tĩnh nói: “Khi tôi nhào nặn bạn, tôi biết điều đó làm tổn thương nhưng tôi phải để bạn lại một mình, bạn phải khô cạn. Khi tôi đặt bạn lên guồng quay, tôi biết nó làm bạn hoàn toàn mất phương hướng, nhưng nếu tôi dừng lại quá sớm, bạn sẽ sụp đổ. Tôi biết ở trong lò, bạn thấy đau đớn đến từng tế bào nhưng nếu không có những đau đớn đó, bạn sẽ không bao giờ cứng cỏi và không có bất kỳ sắc màu nào của cuộc sống. Vì thế, hãy dũng cảm đón nhận tất cả những thử thách đến với bạn, bởi điều gì không thể giết chết chúng ta, sẽ làm chúng ta mạnh mẽ và hoàn hảo hơn.

Phỏng theo câu chuyện của Friedrich Nietzsche.
Suy niệm : Dựa trên câu chuyện về chiếc cốc người thợ luôn muốn sản phẩm được làm ra thật đẹp và hoàn hảo cũng vậy Thiên Chúa tạo dựng con người,Ngài muốn con người tốt đẹp và hoàn hảo chứ đâu muốn con người phải chết  vì sự bất tuân của tổ tiên là A-Đam và EVa lên con người chịu cảnh diệt vong 
Nhưng Thiên Chúa đã yêu thương loài người  bằng chính con Một của Người là Chúa Giêsu xuống thế làm người để dạy dỗ loài người trong nẻo chính đường ngay
Cầu nguyện : Lạy Chúa xin cho mọi người luôn lắng nghe Tin Mừng của Chúa để mỗi ngày lên hoàn thiện mình như Chúa là đấng hoàn thiện.Bởi luật Chúa là luật Yêu thương.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đừng tưởng Ta đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Ta bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời". Đó là lời Chúa.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Bài học để nhận ra chính mình là tha thứ



Bài học để nhận ra chính mình là tha thứ
Tha thứ không phải là bài học được dạy cho tất cả mọi người và càng không
phải là bài học được thấu hiểu một cách dễ dàng. Nếu không hiểu được mục
đích sâu xa của tha thứ thì có thể mọi người sẽ cảm thấy như tôi: Tôi mệt
mỏi vì phải tha thứ. Thật khó khăn để quên đi những điều không hay đã xảy
ra. Không dễ dàng để trút bỏ những u uất trong lòng, và để thoát khỏi cảm
giác trống trải và sợ hãi. Tôi đã không thể tha thứ và tôi đã tự làm tổn
thương chính mình chỉ bởi tôi không thể tha thứ…
Đó là khoảng thời gian tối tăm của tâm hồn. Khi tôi buộc phải đối diện với
nỗi đau và để ngỏ cánh cửa của tha thứ. Tôi quyết định học bài học tha thứ. Tôi
chấp nhận rằng tôi cần phải tha thứ, rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng
diễn ra như ta mong đợi. Thời gian để thấu hiểu mọi thương tổn trong lòng
và chấp nhận rằng quá khứ là quá khứ và tôi không thể làm gì để thay đổi
được chúng. Tôi buộc phải vượt qua những bất ổn mà mình muốn từ bỏ. Tôi
nhìn vào thời điểm mà tôi nên buông bỏ quá khứ và tiến về phía trước.

Sự tha thứ đối với tôi mang *đến những sự đổi mới và tôi có thể sáng tạo ra

hiện thực và tương lai cho chính mình. Chỉ khi tha thứ được ta mới giải
thoát được những khổ tâm đè nặng lên trái tim. *Tha thứ cho người khác
không đồng nghĩa với việc ta phải ta phải thỏa hiệp hay miễn cưỡng bản thân. Tha thứ là chấp nhận quy luật thời gian và chấp nhận cuộc sống như nó vốn có,
để chúng ta có thể sống hết mình cho thực tại, với những sự lựa chọn do
chính ta quyết định, để ta hoàn toàn tự do để tiến về phía trước.

Đó là vẻ đẹp hoàn mỹ nhất về THA THỨ.


Suy niệm: Lạy Chúa xin cho con biết can đảm nhận ra những lầm lỗi của chính mình để từ đó con mới đồng cảm những lầm lỗi của người khác bằng yêu thương và tha thứ.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.
Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần không?" Chúa Giêsu đáp: "Ta không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy. Về vấn đề này, thì Nước Trời cũng giống như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết, người ta dẫn đến vua một người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới chân chủ và van lơn rằng: 'Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn và tôi sẽ trả cho ngài tất cả'. Người chủ động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y. Khi ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc. Y tóm lấy, bóp cổ mà nói rằng: 'Hãy trả nợ cho ta'. Bấy giờ người bạn sấp mình dưới chân và van lơn rằng: 'Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh'. Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả nợ xong. Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với chủ tất cả câu truyện. Bấy giờ chủ đòi y đến và bảo rằng: 'Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?' Chủ nổi giận, trao y cho lý hình hành hạ, cho đến khi trả hết nợ. Vậy Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình". Đó là lời Chúa.

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

40 ngày Chay tịnh

Thánh thi
 Lạy Ðức Ki-tô,Ngài thánh hiến
 Thời gian trai tịnh bốn mươi ngày,
 Và cho người thế mau siêu độ 
Ngài đã kêu mời phải ăn chay.
 Giờ đây Giáo Hội đang sám hối 
Xin lượng từ bi ghé mắt nhìn, 
Ðấm ngực cúi đầu, than khóc tội
 Ngài thương giải cứu, đỡ nâng lên.
 Bao lỗi lầm xưa, Ngài tha thứ
 Chính vì nghĩa nặng với ân sâu, 
Từ đây xin Chúa thương gìn giữ
 Kẻo lỡ một mai vướng tội nào.
 Hằng năm khi đến mùa trai tịnh
 Vẳng tiếng ăn năn thấm lệ nhòa
 Ta hãy rửa hồn cho thanh khiết 
Ðể mừng long trọng lễ Vượt Qua.
 Vũ trụ càn khôn cùng khép nép 
Tôn thờ ca ngợi Chúa Ba Ngôi 
Ðoàn con nhận lãnh ơn xá tội,
 Dâng khúc tân ca cảm tạ Ngài.

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

MÙA CHAY THÁNH

PHÚC ÂM: Mc 1, 12-15
 "Chúa chịu Satan cám dỗ và các Thiên Thần hầu hạ Người".
 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
 Khi ấy, Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người. Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: "Thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng". Đó là lời Chúa
Suy niệm
Trước cái chết oan ức bất công của Gio-an Tẩy giả, Chúa Giê-su không hô hào một cuộc nổi dậy, nhưng Ngài lại lánh đi (x. Mt 4,12). Điều Ngài lập tức bắt tay thực hiện là tiếp nối lời rao giảng của Gio-an Tẩy giả: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (x. Mt 3,2). Và rồi chính Ngài cũng bị bắt bớ, đánh đập, bị kết án, bị giết chết cách bất công nhưng rồi “sau ba ngày, Ngài sẽ sống lại” (x. Mc 9,31) để ấn định chiến thắng chung cuộc và tiễu trừ vĩnh viễn chính gốc rễ của mọi bất công là tội lỗi và sự chết. Như thế, đối với Chúa Giê-su, việc hoán cải cuộc sống, thực thi những giá trị của Tin Mừng mới là đòi hỏi cấp bách và là cách thế hữu hiệu để giải thoát con người khỏi mọi bất công.

Mời Bạn: Bức tranh xã hội ngày nay có quá nhiều những mảng màu ảm đạm: những cái chết tức tưởi vì chiến tranh, khủng bố; những người thấp cổ bé miệng bị đày đoạ trong những cảnh sống lầm than, bị tước đoạt những quyền chính đáng xứng với phẩm giá một con người. Chúng ta dễ bị rơi vào tâm trạng bi quan: Liệu những nỗ lực nhỏ bé của mình có đem lại điều gì tốt đẹp cho cuộc sống đang quá bi đát này không? Sứ điệp Lời Chúa “sám hối và tin vào Tin Mừng” sẽ giải thoát bạn khỏi những bất công đang đè nặng trên bạn. Tất nhiên để điều đó trở nên hiện thực, không loại trừ việc bạn vác thập giá mình mà đi theo Chúa (x. Mc 8,34).

Sống Lời Chúa: Dành một phút sám hối mỗi tối, và cầu nguyện cho những người đang chịu bất công, nhất là những người đang chịu bất công vì bạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin giúp chúng con luôn tin vào sức mạnh của Tin Mừng, để chúng con được giải thoát. Amen.